Cà phê Moka Cầu Đất
Cà phê Moka Cầu Đất được suy tôn là Nữ hoàng cafe, nó được trồng tại Huyện Cầu Đất – địa danh nổi tiếng của Đà Lạt, Việt Nam. Với độ cao địa hình cách mực nước biển hơn 1600m, điều kiện thời tiết lý tưởng, Cầu Đất là nơi độc nhất tại Việt Nam phù hợp để trồng loại café này. Từ thời Pháp, cà phê Moka đã có giá trị rất cao, cao hơn các loại cà phê khác.
Nhưng chỉ vài năm gần đây người dân Việt Nam – những người tình thích cafe nguyên chất thuần túy mới biết dần về chúng. 100% người từng uống moka đều rất thích hương vị của nó. Riêng những người thích gu đậm đắng vẫn không hề phủ nhận mà vẫn coi moka chính là “gia vi” tuyệt hảo tốt nhất để phối trộn làm tăng sức hấp dẫn cho ly cà phê.
Cà phê Moka là chủng loại khó trồng nhất trong các giống cafe bây giờ, thuộc chi Arabica, có nguồn gốc vùng đất Mocha của YEM vào khoảng vài năm cuối của thế kỷ 13. Được biết đến khi nhà truyền giáo Marco Polo đến YEM và mang theo hạt Moka đi bán ở châu Âu.
Tuy nhiên đến mãi thế kỷ thứ 17, hạt cà phê Moka mới thực thụ trở thành một làn sóng và nổi danh khắp châu Âu.
Vào cuối của thế kỷ 19, người Pháp đã nhận thấy điều kiện khí hậu Tây Nguyên và đặc biệt là ở Cầu Đất, Đà Lạt phù hợp với Moka. Có một thời gian người làm rẫy trồng nhiều moka hơn ở các vùng gần đó. Nhưng sau đó, họ nhận thấy đây là loại cây rất dễ bệnh khó sinh trưởng, cây èo uột yếu, nên diện tích trồng thu hẹp lại. Và Cầu đất chính là nơi tốt nhất trồng và cho ra trái moka chất lượng ngon nhất.
Những năm gần đây giá thành Moka ngày càng cao và số lượng cũng không đủ cung cấp cho người dùng.
Cà phê Moka Cầu Đất chỉ 10% sản lượng cafe tại Việt Nam và rất được người phương Tây yêu thích.
Hạt café Moka Cầu Đất có hình dáng khá nhỏ, có màu vàng lục đến vàng nhạt, hình dáng không cố định, có lúc to lúc nhỏ, tròn méo khác nhau. Cà phê Moka Cầu Đất thừa hưởng đầy đủ vị ngon, độ quyến rũ của hạt café Moka chính gốc, gây vấn vương cho người uống. Chính do vậy, thật không ngoa khi gọi cafe Moka là “nữ vương của các loại café”.
Tại Việt Nam, sản lượng café Moka Cầu Đất không nhiều vì khả năng đề kháng với sâu bệnh của loại café này thấp.